Cách nâng cấp website không rớt hạng SEO

Nâng cấp trang web mà không mất hạng SEO có thể nói là 1 nỗi ám ảnh lớn đối với bất kỳ ai đang kinh doanh online, đặc biệt là các website có tuổi đời lâu năm, đã kinh doanh khá thành công trong lĩnh vực của mình và đạt được thứ hạng SEO nhất định top vị trí Google các từ khóa quan trọng.

NÂNG CẤP TRANG WEB LÀ GÌ?

Nâng cấp website là quá trình sửa chữa / nâng cấp web cũ, hoặc làm lại website mới để giao diện web hiện đại bắt kịp nhu cầu khách hàng, hiển thị tốt trên các thiết bị di động, hoặc web mới có được bổ sung các tính năng như bạn mong muốn, nhằm đáp ứng đúng nhu cầu kinh doanh online của bạn.

Việc nâng cấp trang web mà không rớt hạng SEO có thể nói là 1 nỗi ám ảnh lớn đối với bất kỳ ai đang kinh doanh online, đặc biệt là các website có tuổi đời lâu năm, đã kinh doanh khá thành công trong lĩnh vực của mình và đạt được thứ hạng SEO nhất định top vị trí Google các từ khóa quan trọng.

cach nang cap website khong rot hang seo - Công ty Thiết Kế Website Tam Nguyên

Bản thân chúng tôi đã trải qua vấn đề này, khi mà các trang web của chúng tôi đã đạt top trang 1 Google từ khóa quan trọng, nó làm chúng tôi thấy lo lắng và chần chừ, nhưng giao diện web đã lỗi thời thôi thúc chúng tôi cần nâng cấp để cải thiện trải nghiệm người dùng.

Thật may mắn là chúng tôi đã vượt qua thành công, không chỉ là nâng cấp cho hệ thống web của chúng tôi mà còn nâng cấp thành công cho hàng trăm khách hàng của chúng tôi. Điều đó đã chứng minh được rằng, giao diện mới, hiện đại, cải thiện được trải nghiệm người dùng tốt hơn, nó không chỉ duy trì được thứ hạng SEO mà còn giúp tăng thứ hạng trong dài hạn.

CÁCH NÂNG CẤP WEBSITE GIỮ HẠNG SEO

BƯỚC 1: BACKUP, BACKUP VÀ BACKUP

Backup web cũ để chắc chắn rằng nếu bạn có sai sót gì bạn có nơi để quay về an toàn.

BƯỚC 2: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC WEB CŨ

Việc phân tích cấu trúc web cũ sẽ giúp bạn đánh giá và thẩm định chính xác tình trạng hiện tại web của bạn. Bạn sẽ biết được từ khoá nào, nội dung nào và url nào là quan trọng, nội dung nào đóng góp nhiều traffic và tạo doanh số cho bạn, nội dung nào ít mang về giá trị.

Nếu web của bạn quá nhiều nội dung và việc giữ lại nội dung cũ quá khó khăn, bạn có thể áp dụng nguyên tắc 80/20. Giữ lại 20% nội dung tạo ra 80% traffic / doanh thu, và loại bỏ 80% nội dung chỉ tạo ít traffic / doanh thu.

Để có thể phân tích, bạn dùng công cụ Google Analytics, xem thống kê traffic theo yêu đề trang hoặc theo đường dẫn trang.

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp tìm kiếm Google với cú pháp: site:tenwebsite.com

Cú pháp này sẽ giúp liệt kê toàn bộ các trang được index trên google, dựa vào đó bạn sẽ cân nhắc giữ lại nội dung nào bỏ nội dung nào.

Bạn cũng có thể kết hợp công cụ Google Webmaster tool (Search Console) để biết được các từ khóa nào đang được xếp hạng vị trí và đóng góp vào lượng tìm kiếm traffic cho web của bạn.

Dựa vào các phân tích này, bạn lập ra 1 bảng google sheet để theo dõi các url này, để chắc chắn hơn, bạn nên lưu lại luôn nội dung hình ảnh bài viết của các trang này, cũng như khai báo SEO bao gồm title, meta keywords, meta description, friendly url… những thứ liên quan đến khai báo SEO.

nangcaptrangweb - Công ty Thiết Kế Website Tam Nguyên

BƯỚC 3: CHỌN GIAO DIỆN MỚI VÀ XÂY DỰNG SITEMAP NỘI DUNG MỚI

Sau khi đã phân tích kỹ càng bước 1 và có kết quả báo cáo, bạn có thể cảm thấy nhẹ nhõm đối phần, vì lúc này bạn đã biết được chính xác nội dung nào nên giữ nội dung nào nên bỏ.

Lúc này bạn có thể hoàn toàn tự tin lựa chọn giao diện mới, hoặc thuê thiết kế bộ layout mới cho web. Bạn nên chọn các giao diện theo xu hướng hiện đại, bắt mắt, quan trọng là giao diện mới cần cải thiện được trải nghiệm người dùng dễ dàng hơn, như tốc độ tải trang nhanh hơn, có responsive để tương thích các thiết bị di động, dễ đọc, đẹp mắt, dễ liên hệ đặt mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn…

Sau khi đã chọn được giao diện ưng ý, bạn tiến hành xây dựng sitemap mới cho nó.

Bạn có thể thoải mái bổ sung các nội dung mới vào giao diện mới mà không lo lắng. Đối với các nội dung cũ, bạn quy hoạch ở 1 danh mục riêng biệt hoặc kết hợp chúng lại với cấu trúc web mới.

Hướng dẫn cách trộn sitemap cũ vào sitemap mới

Ví dụ: Web cũ của bạn có sitemap như sau:

Trang chủ | Giới thiệu | Sản phẩm | Liên hệ

Web mới của bạn có sitemap như sau:

Trang chủ | Giới thiệu | Sản phẩm | Dịch vụ | Blogs | Liên hệ

Đối với các nội dung mới phát sinh như Dịch vụ, Blogs… bạn có thể thoải mái bổ sung vì đây là các nội dung mới chưa được google index xếp hạng.

Nhưng đối với các trang nội dung cũ như: Trang chủ | Giới thiệu | Sản phẩm | Liên hệ

Để không mất hạng, bạn cần đảm bảo giữ đúng cấu trúc URL, giữ đúng title và mô tả SEO cho các trang nội dung này, đặc biệt là Trang chủ và trang Sản phẩm là những trang bạn đã xếp hạng cao từ khoá.

BƯỚC 4: LẬP TRÌNH WEB MỚI

Cho dù bạn có đội ngũ lập trình tại công ty hay bạn thuê công ty thiết kế web bên ngoài, bạn cần phải đảm bảo mô tả thật rõ bước 1 và bước 2 bên trên cho người lập trình, để đảm bảo họ nắm rõ thứ bạn yêu cầu. Trường hợp bạn thuê công ty ngoài, hãy ưu tiên chọn các công ty có kinh nghiệm trong việc này, vì bạn đang trao 1 nhiệm vụ và trọng trách quan trọng cho họ, nếu có sai sót thì bạn là người nhận hậu quả này.

Đảm bảo bạn lập trình web mới trên 1 server test thử, không sửa trực tiếp trên web cũ đang hoạt động. Hãy làm cho đến khi bạn thực sự ưng ý với giao diện mới thì tiến hành bước tiếp theo.

BƯỚC 5: ĐỔ DỮ LIỆU CŨ VÀO WEB MỚI VÀ UPDATE DỮ LIỆU MỚI

Bây giờ bạn đã có web mới với giao diện đẹp nhưng nội dung web còn trống rỗng.

Bạn hãy cập nhật toàn bộ nội dung cũ vào web mới. Có nhiều cách làm việc này.

Bạn có thể cập nhật thủ công từng nội dung một, tuy nhiên cách này sẽ rất lâu và mất thời gian, chỉ phù hợp với web ít nội dung. Để tiết kiệm thời gian, nên yêu cầu đơn vị lập trình bổ sung tính năng import export cho web, chức năng này sẽ giúp bạn export database từ web cũ thành file excel và import toàn bộ nội dung này vào web mới.

Lưu ý quan trọng:

File excel sau khi import, bạn cần mở ra kiểm tra để và đối chiếu để đảm bảo nó map với file excel mà bạn đã chuẩn bị trước đây. Giả sử trang khi export ra sản phẩm bạn đang có 500, nhưng file excel báo cáo SEO bạn chỉ muốn giữ lại 200 sản phẩm thì bạn cần xoá đi 300 sản phẩm kia, chỉ giữ lại 200 sản phẩm để import.

Sau khi import hoặc nhập liệu xong, cần phải kiểm tra đối chiếu 1 lần nữa với web cũ, để đảm bảo nội dung cũ đã được cập nhật chính xác, bao gồm tiêu đề, meta description và cấu trúc URL.

Đừng quên upload toàn bộ thư mục hình ảnh cũ lên web mới để đảm bảo hình ảnh không bị lỗi hiển thị.

Sau khi import nội dung cũ hoàn thành, bạn bắt đầu viết nội dung mới để các mục này không bị trống.

BƯỚC 6: CHÍNH THỨC PUBLIC WEB MỚI

Khi đã kiểm tra và thấy mọi thứ hoàn hảo và đáp ứng như bạn mong muốn, bạn có thể chính thức chuyển web mới để thay thế web cũ. Hãy tự tin và mạnh dạn làm việc này, vì nếu có sai sót thì bạn đã có bản backup để trở về. Nếu bạn làm chính xác thì sau khi bạn lên web mới thì bạn sẽ không muốn trở về web cũ nữa đâu, vì lúc này web khoảng cách giữa web cũ và web mới có thể đã cách rất xa nhau. Nó thể hiện được sự đầu tư chi phí và thời gian xứng đáng cho việc này.

BƯỚC 7: KHAI BÁO SITEMAP MỚI VỚI GOOGLE WEBMASTER TOOL VÀ CÀI ĐẶT LẠI CÁC TAG FACEBOOK, GOOGLE…

Bạn đừng quên khai báo lại sitemap.xml và file robots.txt cho Google Webmaster tool để các hạng mục mới được Google index nhanh chóng.