Câu hỏi đặt ra là hiện nay trên thị trường có những dạng website bán hàng phổ biến nào? Bất kể bạn chọn loại hình kinh doanh nào, chúng đều có một điểm chung. Tất cả các cửa hàng thương mại điện tử đều chạy trên internet. Điều này có nghĩa là bạn cần xây dựng website bán hàng càng nhanh càng tốt.
Dưới đây là phân loại các loại website bán hàng phổ biến.
1. Website thương hiệu đơn hoặc website cá nhân (Single brand website)
Trang web thương hiệu cá nhân là website chỉ bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của một cá nhân. Nếu bạn chỉ có kế hoạch bán các sản phẩm của riêng mình, bạn sẽ muốn xây dựng một trang website bán sản phẩm của cá nhân bạn.
Đây cũng là loại website phổ biến nhất đối với những người bắt đầu mở cửa hàng thương mại điện tử và có thể là loại trang web mà bạn nên bắt đầu sử dụng. Đặc điểm của website này là chỉ bán tập trung 1 loại mặt hàng duy nhất.
Ví dụ bạn tự nhập hàng thời trang về bán (chính ngạch hoặc xách tay), bán với tư cách cá nhân mà không phải doanh nghiệp. Nếu bạn là người làm viết content thì bạn có thể bán các ebook, sách hướng dẫn cách viết bài quảng cáo. Hoặc bạn là nhà giáo, nhà đào tạo thì tạo website bán các khóa học về lĩnh vực chuyên môn của mình.
2. Nhà bán lẻ trực tuyến
Loại trang web thương mại điện tử tiếp theo cũng rất phổ biến, đặc biệt là đối với các nhà bán lẻ lớn. Đây là website bán hàng của các doanh nghiệp, các cửa hàng lớn thường bán buôn, bán lẻ các sản phẩm của nhiều thương hiệu khác nhau.
Khi chọn làm website thương mại điện tử thì nhiều doanh nghiệp chọn loại website này.
3. Website thương mại điện tử – Sàn thương mại điện tử
Website thương mại điện tử là hình thức bán hàng online phổ biến nhất. Đây là các website cho phép khách hàng chọn mua nhiều mặt hàng, sau đó thanh toán bằng nhiều hình thức như tiền mặt, chuyển khoản, ví điện tử Momo, Zalo, qua ứng dụng di động … và sau đó nhận hàng.
Các sàn thương mại điện tử là các website thương mại điện tử hoạt động với quy mô lớn, kết nối nhiều gian hàng và bán nhiều sản phẩm rất đa dạng. Một số sàn thương mại điện tử hàng đầu như Shopee, Lazada, Tiki, GoMUA ….
4. Các trang web tiếp thị liên kết
Một website liên kết là nơi một người nào đó bán các sản phẩm của thương hiệu khác trên trang web của họ để đổi lấy một khoản hoa hồng.
Khi tạo website liên kết, bạn không phải nhập hàng mà chỉ dẫn link đến hình ảnh và sản phẩm của đơn vị bạn hợp tác làm Affiliate. Bạn không phải tốn nhiều chi phí tồn kho và quản lý. Bạn chỉ cần tạo website và thực hiện các hoạt động tiếp thị.
Nếu bạn xây dựng một trang web liên kết và thu hút được một lượng lớn người theo dõi, thì đây là cách tuyệt vời để tạo ra thêm thu nhập.
5. Website thị trường (Market Places)
Một loại trang web thương mại điện tử khác là website thị trường. Website thị trường (Market Places) là một trang web nơi các cá nhân có thể liệt kê các sản phẩm của họ để bán trên website này. Có thể hiểu nôm na đây là sàn bán hàng cho nhiều cá nhân khác nhau trên toàn cầu.
Các ví dụ phổ biến nhất về website thị trường bao gồm Amazon và Etsy. Etsy và Amazon cung cấp thị trường trực tuyến để các nhà cung cấp niêm yết và bán sản phẩm của họ.
Mặc dù Etsy và Amazon là những thị trường trực tuyến lớn nhất, nhưng điều đó không có nghĩa là không có chỗ cho những thị trường nhỏ hơn, đặc biệt là những thị trường ngách. Chẳng hạn như StockX là một ví dụ về một website thị trường nhỏ hơn, thích hợp cho mọi người bán giày.