Black hat SEO – Hướng dẫn phương pháp SEO

Black-Hat SEO hay còn gọi là SEO mũ đen là việc dùng những thủ thuật, phần mềm, công cụ nhằm thăng hạng nhanh trong các kết quả người tìm kiếm nhưng những kỹ thuật này lại không được Google khuyến nghị và chấp nhận. Ngoài ra điều nguy hiểm nhất chính là nó tiềm ẩn nhiều rủi ro cho website của bạn.

Sử Dụng Mạng Lưới PBNs (Private Blog Networks)

Cách Thức Hoạt Động Của PBNs Ra Sao?

PBNs là mạng lưới bao gồm nhiều website, thường được sở hữu bởi một cùng một thực thể hay một cá nhân nào đó. Các website này được tận dụng để tạo ra các nội dung chứa các đường link trỏ về những website mà thực thể đó đang cố gắng xếp hạng một cách phù hợp. Các đường link này có chủ đề tương đồng với ngành/ lĩnh vực liên quan đến nội dung mà các trang blog đó đăng tải.

pbn - Công ty Thiết Kế Website Tam Nguyên

Nhận Biết PBNs Thế Nào?

PBNs không khó để nhận biết. Chỉ cần nhập website đang nghi vấn vào các công cụ SEMrush.com, Ahrefs hay Open Site Explorer và kiểm tra hồ sơ liên kết (link profile) của trang đó. Nếu bạn thấy có nhiều đường link trỏ đến từ những website có điểm DA trong khoảng từ 10-30 và có những tên miền không tự nhiên như plumbingblogus.com hoặc blog(từ khóa).com, hãy kiểm tra và xem thử nội dung trên những trang này như thế nào.

Một số yếu tố cần kiểm tra bao gồm (tất cả đều có thể được kiểm tra qua công cụ SEMrush):

  • Các vấn đề về ngữ pháp (grammar issues)
  • Những nội dung đặt link không phù hợp
  • Website không có tác giả (site author)
  • Không có thông tin liên hệ (contact information)
  • Không có tài khoản trên mạng xã hội (social profiles)
  • Tương tác (interaction) hoặc lượng truy cập (traffic) trên website thấp

Chú ý: Một số PBNs có thể được xây dựng rất khéo léo và cực kỳ khó để phát hiện được. Tuy nhiên, nếu bạn thấy một website địa phương hoặc một website mới phần lớn có các liên kết trỏ đến từ những trang blog (blog sites) bạn nên bắt đầu đặt nghi vấn. Trong trường hợp bạn nghĩ rằng có một người nào đó đang cố gắng sử dụng PBNs, bạn có thể báo cáo cho Google.

Cách Thức Để Xây Dựng PBN An Toàn

Nếu bạn vẫn lựa chọn triển khai và xây dựng PBN, thì quá trình này cần phải chuyên sâu và đầu tư rất nhiều công sức. Nếu muốn thực hiện kỹ thuật PBN thành công, thì cần chú ý những điểm chính sau đây.

  1. Sử dụng những tên miền riêng biệt (unique domain names) với những dữ liệu Whois (Whois là một hình thức tra cứu thông tin về chủ sở hữu tên miền, thường bao gồm các dữ liệu về tên, địa chỉ, email…), hosting… khác nhau.
  2. Cập nhật nội dung thường xuyên, nội dung phải được viết tốt và đặt link một cách phù hợp với ngữ cảnh; ngoài ra cũng cần xây dựng một hệ thống liên kết nội bộ thông qua cấu trúc SILO chặt chẽ và hợp lý.
  3. Sử dụng các tài khoản người thật (actual human profiles) được kết nối với nhau và sử dụng những thông tin giống với dữ liệu về tác giả trên website, với đầy đủ thông tin liên hệ (contact info) và phần giới thiệu về bản thân (bio’s setup).
  4. Sử dụng các tài khoản mạng xã hội với những thiết lập tự động hóa (automation setup).
  5. Sử dụng các chiến dịch email marketing tự động (automated campaigns) cho việc thu thập backlink.

Nhồi Nhét Từ Khóa

Đây là kỹ thuật được nhiều người “lách luật” thành công và cũng là một trong những kỹ thuật SEO mũ đen lâu đời nhất.

nhoinhettukhoa - Công ty Thiết Kế Website Tam Nguyên

Dấu Hiệu Nhồi Nhét Từ Khóa

Việc nhồi nhét từ khóa rất dễ nhận biết. Thường thì bạn sẽ thấy rất nhiều từ ngữ hay những khối văn bản có nội dung xoay quanh những từ khóa chính (main keywords), các từ khóa LSI và các biến thể đồng nghĩa (synonym variations) của những từ khóa này.

Nhồi Từ Khóa Như Thế Nào?

Việc thực hiện kỹ thuật này không được khuyến cáo trong bối cảnh hiện nay, trừ khi bạn phải rất may mắn, nếu không thì bạn sẽ bị Google phạt rất nặng. Nếu bạn quyết định thực hiện kỹ thuật này, hãy tìm kiếm những nhân sự viết bài hoặc sử dụng những website như writeraccess.com để có được nhiều bài viết giá rẻ, rồi nhập các từ khóa chính vào một công cụ, chẳng hạn như LSI Graph để xem qua tất cả các biến thể của những từ khóa đó. Tiếp đến, hãy đặt những biến thể vừa tìm được vào các thẻ Heading (H tags) khác nhau, in đậm (bold) hoặc in nghiêng (italics), và chèn chúng vào các liên kết nội bộ (internal links)/các liên kết trỏ ra bên ngoài (external links). Cuối cùng, sử dụng một công cụ như seoprofiler.com để kiểm tra tỉ lệ (ratio) giữa mật độ từ khóa (keyword density) và nội dung xem có bị tối ưu hóa quá liều hay không.

Các liên kết có trả phí có thể được mua bán thông qua hình thức PBNs, các bài đăng dưới vai trò khách (guest post), hoặc chỉ đơn giản bằng DA/PA. Có nhiều cách để bạn có thể mua được liên kết mà không nhất thiết phải dùng kỹ thuật mũ đen. Sau đây là điểm khác nhau giữa kỹ thuật xây dựng liên kết mũ đen so với các kỹ thuật mũ xám/mũ trắng.

  • Kỹ thuật mũ đen (black hat): hỏi mua các liên kết từ một website hoặc vào Google, tìm những trang mua bán liên kết và thu mua từ họ.
  • Kỹ thuật mũ xám (grey hat): Đưa ra yêu cầu về việc trao đổi link (link exchange) hoặc đề nghị đổi một sản phẩm mẫu (product sample) để đổi lấy một liên kết. Ngoài ra, thì kỹ thuật đăng bài dưới vai trò khách (guest posting) cũng ít nhiều thuộc nhóm này.
  • Kỹ thuật mũ trắng (white hat): Tiếp cận và giới thiệu một web page của bạn cho website của một người khác dưới vai trò là một nguồn thông tin hữu ích có liên quan (resource).

Mua Liên Kết Như Thế Nào?

Nếu bạn quyết định mua liên kết, thì hãy suy nghĩ lại. Tốt hơn hết bạn nên thực hiện những kỹ thuật mũ trắng và dành một khoản chi cho các bài thông cáo báo chí (press release) hoặc cố gắng để đưa nội dung của bạn xuất hiện trên các trang blog với rất nhiều lượng truy cập và tương tác.

Thao Túng Các Tín Hiệu Mạng Xã Hội (Social Signal Hacking)

Dù cho đây không hoàn toàn là một kỹ thuật mũ đen, nhưng mạng xã hội có thể bị thao túng một cách nặng nề. Các tín hiệu mạng xã hội rõ ràng là một yếu tố xếp hạng trong bối cảnh hiện nay và có một số phương pháp thật sự “không tưởng” bạn có thể sử dụng để thao túng các tín hiệu mạng xã hội cho mình.

- Công ty Thiết Kế Website Tam Nguyên

Cách Thao Túng Các Tín Hiệu Mạng Xã Hội

Không cần phải là một chuyên gia về mạng xã hội, bạn có thể thực hiện quá trình tự động hóa bằng những công cụ dưới đây để tạo ra một lượng tương tác khổng lồ trên nội dung được chia sẻ.

MẠNG XÃ HỘI / KÊNHCÔNG CỤ
InstagramInstagress
G+ (hiện không còn hoạt động)Circlescope
LinkedInElink
TwitterManagedflitter và bộ cài mở rộng (extension) Twitter toolkit trên trình duyệt Chrome
YoutubeTubebuddy
FacebookBộ cài mở rộng Facebook automation toolkit trên trình duyệt Chrome
PinterestNinjaPinner
TumblrTumbleniinja
EmailPitchbox

Mua Các Bài Bài Đánh Giá – Bình Luận (Reviews)

Thứ hạng và lượt chuyển đổi của các doanh nghiệp có thể tăng trưởng rất lớn nếu doanh nghiệp đó sở hữu nhiều review. Sau đây là các kỹ thuật mũ đen để có được review từ nhiều người.

5starreview - Công ty Thiết Kế Website Tam Nguyên

(Nguồn: Internet)

Kỹ Thuật Mũ Đen Để Tạo Ra Review

Một số cách làm bao gồm:

  • Mua bài review từ các website bên ngoài như Fiverr hoặc Upwork.
  • Mời chào bằng các ưu đãi, mã giảm giá, hoặc tiền thưởng cho các review trên trang GMB (Google My Business), Yelp hoặc Facebook.
  • Tự động hóa việc tiếp cận đến những doanh nghiệp tương tự nhau và yêu cầu trao đổi các review với nhau.
  • Tặng miễn phí sản phẩm hoặc dịch vụ với điều kiện bắt buộc là phải review thông qua các website của một bên thứ ba.

Sử Dụng Lại Nội Dung Từ Các Trang Uy Tín (Content Scraping)

Content scraping, hiểu theo nghĩa đen là “nạo hay cạo nội dung”, là thuật ngữ dùng để chỉ việc sử dụng nội dung từ các website khác có uy tín hơn để gia tăng lượng nội dung trên trang nhanh chóng. Kỹ thuật này vẫn còn được sử dụng để xếp hạng cho nhiều website bởi vì chúng ta có thể dễ dàng xếp hạng cho một nội dung nào đó miễn là nó không có bản sao. Sau đây là kỹ thuật content scraping theo trường phái mũ đen thường hay bắt gặp nhất.

datascraping - Công ty Thiết Kế Website Tam Nguyên

(Nguồn: Internet)

Sao Chép Lại Nội Dung Từ Các Trang Uy Tín Hơn Thông Qua Công Cụ Wayback Machine

Công cụ Wayback Machine có thể giúp cho bạn khám phá được những website cũng như lịch sử nội dung của chúng ngay cả khi những trang này đã hết hạn hoặc không còn tồn tại. Bạn có thể tìm kiếm những website đã hết hạn tên miền bằng những nguồn như justdropped.com và nhập chúng vào công cụ Wayback Machine, sao chép lại nội dung và dán nội dung đó vào trong công cụ CopyScape để xem liệu nội dung đó có còn tồn tại ở nơi nào khác trên Internet hay không.

Thao Túng Dữ Liệu Open Graph (OG Data Hacking)

OG Data hay Open Graph Data là loại dữ liệu cho phép bạn khai báo những thông tin mình muốn chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Đó là các thông tin hoặc thẻ meta chèn vào website để chỉ ra cho các trang mạng xã hội biết rằng bạn đang chia sẻ nội dung gì. Website sẽ được xem như là một đối tượng với các thuộc tính nhất định và các thuộc tính này sẽ được thiết lập bằng code hoặc plugin. Chẳng hạn, với các dữ liệu trong Facebook Open Graph thì Facebook có thể hiểu, thu tập và tóm tắt những dữ liệu hiển thị về một website qua một đường link được chia sẻ. Một số thuộc tính phổ biến của Open Graph có thể kể đến như: Og:title (tiêu đề cho nội dung), Og:type (loại hình nội dung chẳng hạn như ảnh, video, bài viết…), Og:description (mô tả nội dung), Og:image (chọn hình ảnh làm thumbnail), Og:url (đặt canonical url cho trang được chia sẻ để tất cả lượt share trên Facebook đều trỏ về url được chỉ định), Og:site_name (khai báo tên của website), Fb:admins (khai báo người sở hữu fanpage và kết nối fanpage tới website của bạn)…

Có một cách có thể giúp cho bạn thu về lượng tương tác rất lớn trên những trang được chia sẻ trên mạng xã hội bằng cách liên tục điều chỉnh các dữ liệu này.

Cách Để Thao Túng Các Tín Hiệu Mạng Xã Hội Với OG Data

Tuy không hẳn 100% là mũ đen nhưng kỹ thuật này chắc chắn vẫn mang tính không trung thực. Về cơ bản, những việc cần làm đó là cài đặt thêm một plugin như SSO Pro cho WordPress hoặc thay đổi dữ liệu OG Data một cách thủ công. Bạn có thể thay đổi các tiêu đề (titles), các hình ảnh (pictures), các đoạn mô tả (descriptions), video, audio… và liên tục cập nhật trang được chia sẻ bằng những thông tin mới. Nói cách khác, bạn có thể thay đổi các OG Data nhiều lần, làm cho chúng trông giống như những bài viết hoàn toàn khác nhau về mặt hình thức trên các nền tảng mạng xã hội và chia sẻ lại bài viết sau mỗi lần thay đổi như thế. Điều này sẽ cho phép bạn chia sẻ một trang bao nhiêu lần tùy ý với những dữ liệu khác nhau và nó sẽ gửi các tín hiệu mạng xã hội (social signal) về cho Google.

Với cách làm này, các API (Application Programming Interface, tạm dịch: Giao diện lập trình ứng dụng, là một giao thức để kết nối các phần mềm – nền tảng với nhau; API là công cụ để các nền tảng khác nhau giao tiếp và tương tác để thực hiện một yêu cầu nào đó) chia sẻ bài viết lên các mạng xã hội sẽ được kết nối với nhau. Ngoài ra việc chia sẻ nhiều lần một bài viết như thế sẽ tăng khả năng mang lại nhiều tương tác và trang sẽ được thăng hạng nhanh chóng nhờ vào tỷ lệ chia sẻ cao.

Bình Luận Spam Trên Blog (Blog Comment Spam)

Bình luận spam trên blog được sử dụng để tạo ra các đường link hoặc các trích dẫn NAPW (chứa các thông tin về Tên – Địa chỉ – Số điện thoại – Website) trỏ về một trang để giúp trang đó được xếp hạng cao hơn. Kỹ thuật này từng rất hiệu quả nhưng hiện tại thì hầu như nó hoàn toàn chỉ là một cách làm mất thời gian mà không mang lại kết quả khả quan nào.

Trả Phí Để Được Xuất Hiện Trên Các Trang Danh Mục (Paid Indexing Sites)

Việc trả tiền để website của bạn được liệt kê trên một website khác về cơ bản cũng không khác với việc trả tiền để mua liên kết. Đừng thực hiện theo cách này. Tuy nhiên, nếu bạn có một doanh nghiệp địa phương (local business), hãy dùng số tiền đó để website của bạn được đăng tải thông tin trên các trang danh mục địa phương (local indexing) như Moz Local, Whitespark, hoặc Yext.

Referral Spam

Referral spam (tạm dịch: spam website từ trang giới thiệu, còn gọi là referrer spam, log spam hay referrer bombing) là một loại hình spamdexing (thuật ngữ dùng để chỉ hành vi spam để được lập chỉ mục và thao túng kết quả trên các máy tìm kiếm). Kỹ thuật này liên quan đến việc tạo ra các yêu cầu phản hồi lặp đi lặp (repeated website requests) từ một địa chỉ giới thiệu giả (fake referrer) dẫn đến một website nào đó mà spammer muốn quảng bá. Các website đăng tải công khai các access log (dữ liệu ghi lại thông tin người dùng truy cập vào website), có chứa các dữ liệu thống kê về các trang giới thiệu như thế tình cờ sẽ trỏ link ngược trở lại website của spammer. Các đường link này sẽ được lập chỉ mục bằng các máy tìm kiếm khi chúng quét qua các access log, giúp cải tiện thứ hạng website của spammer này. Ngoại trừ làm “nhiễu” các số liệu thống kê, thì kỹ thuật này không gây hại đến những website bị tác động.

Từ năm 2014, một biến thể mới của hình thức spam này bắt đầu xuất hiện trên Google Analytics. Các spammer tạo ra các lượt truy cập ảo (fake visits) và sử dụng các chuỗi ID theo dõi (tracking ID) ngẫu nhiên mà không cần phải truy cập vào website bị tác động. Kỹ thuật này được sử dụng để làm cho các địa chỉ URL của spammer xuất hiện trong những kết quả thống kê Google Analytics của website. Những trang như thế còn được gọi là trang Ghost spam vì chúng có thể spam đến website của bạn mà không cần phải truy cập hay có bất kỳ tương tác nào. Tuy có thể tạo cùng lúc nhiều truy cập đến website, nhưng tất cả những truy cập đó đều là ảo và không hợp lệ.

Mục đích của việc này chủ yếu là để cho các nhà quản trị tò mò và thúc đẩy họ truy cập vào trang để tìm hiểu. Khi truy cập vào đây, thì những trang này có khả năng sẽ chuyển tiếp người dùng sang một số money page khác bằng một đoạn mã liên kết (affiliate code) nào đó.

Về mặt số liệu thống kê thì các trang referrer spam này sẽ làm sai lệch các chỉ số, chẳng hạn như tỷ lệ Bounce Rate sẽ cao hơn nhiều, chỉ số Avg. Session Duration sẽ giảm xuống… đặc biệt là đối với những website không có nhiều lượng truy cập.

Dấu hiệu:

  • Tên miền không tự nhiên, thường đi kèm với các tiền tồ, ví dụ như site30, site32,…
  • Các trang nằm trong danh sách website ma, hoặc các trang giới thiệu
  • Truy cập từ các trang này có tỷ lệ thoát (exit rate) và tỷ lệ bỏ trang (bounce rate) rất cao (gần như tuyệt đối), số trang trong một phiên (page(s)/session) thường là 1 và thời gian truy cập trung bình của phiên (session) là 0.
  • Tuy nhiên, chỉ số từ một số trang giới thiệu chẳng hạn như free-share-buttons.com có thể khác biệt, các chỉ số Analytics có tính tự nhiên cao hơn, thời gian hoạt động trung bình trong một phiên có thể cũng khá dài. Nhưng do đây là trang Ghost spam nên không có hostname hợp lệ và các truy cập này vẫn là ảo.

Ngoài ra thì “referral spam” cũng được sử dụng để chỉ hành vi tác động đến các dữ liệu Analytics của một doanh nghiệp nào đó bằng cách truy cập nhiều lần vào website của họ bằng các địa chỉ IP khác nhau từ một tên miền mà bạn đang muốn thúc đẩy hay quảng bá. Để thực hiện kỹ thuật này, bạn sẽ cần đăng ký một dịch vụ như HMA (Hide My Ass) – đây là công cụ cung cấp mạng riêng ảo, có thể đổi được nhiều IP khác nhau và đăng ký một tên miền để sử dụng dù cho nó có rủi ro sẽ bị Google cho vào danh sách đen.

DDOSING & Malware Injection

Nếu bạn không muốn vướng vào các rủi ro lớn thì không nên thực hiện các kỹ thuật này. DDOSING là việc sử dụng các botnet để tấn công một website mục tiêu hoặc một nhóm các website và làm “sập” nó bằng cách tạo ra nhiều yêu cầu phản hồi từ phía máy chủ (server requests).

Còn Malware Injection là việc hack vào một website nào đó để thực hiện một hành vi thao túng bất hợp pháp. Malware (bao gồm virus, trojan, worm, phần mềm gián điệp spyware…) có thể là một đoạn code, một chương trình, hoặc một tệp có hại. Các cuộc tấn công bằng Malware là để phục vụ cho một mục đích khống chế các kết quả trả về trên máy tìm kiếm sao cho các web page của người tấn công sẽ được xếp hạng cao hơn các web page chính đáng.